1. Lịch sử Khoa Điêu khắc được hình thành từ khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập vào năm 1925 (l'École des Beaux-Arts de l'Indochine) là tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay. Đây là nơi đầu tiên hình thành và phát triển một trung tâm đào tạo những họa sĩ, nhà Điêu khắc, kiến trúc sư toàn Đông Dương ở trình độ Đại học. Sự ra đời của khoa Điêu khắc được xem là mốc son lịch sử quan trọng đối với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. - Khoa Điêu khắc là đơn vị đặc thù, uy tín nhất trong cả nước có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Điêu khắctạo hình ở bậc đại học; nghiên cứu khoa học và sáng tác những tác phẩm Điêu khắc, góp phần bảo tồn và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu và quảng bá mỹ thuật Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời cung cấp nguồn nhân lực nghệ thuật cho các cơ sở đào tạo Mỹ thuật trên toàn quốc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nghệ thuật nước nhà; 2. Chức năng - Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của Khoa; - Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của Khoa. 3. Nhiệm vụ: 3.1. Công tác tổ chức: - Đề xuất, xây dựng cơ cấu tổ chức của Khoa; - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho giảng viên trong Khoa; - Xây dựng kế hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên và sinh viên trong Khoa; - Đề nghị khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại giảng viên trong Khoa. 3.2. Công tác đào tạo: - Xây dựng, xây dựng lại chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Nhà trường giao nhiệm vụ; - Tổ chức xây dựng, phát triển các chương trình và đề án đào tạo; - Tổ chức nghiên cứu phương pháp giảng dạy, học tập; - Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đảm bảo chuẩn đầu ra của người học theo cam kết; - Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tổ chức đào tạo hệ chính quy; - Tổ chức coi thi kết thúc học phần nghiên cứu và sáng tác; - Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thi cuối khóa; - Tham gia đào tạo sau đại học (theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ). - Phối hợp với các phòng chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của giảng viên và sinh viên trong Khoa. 3.3. Công tác nghiên cứu khoa học: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học cấp khoa cho giảng viên và sinh viên; - Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, sáng tác triển lãm cấp Khoa; - Phối hợp với các phòng chức năng trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tác và triển lãm; - Đề xuất, giải pháp phối hợp thực hiện kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. 3.4. Quản lý sinh viên: - Theo dõi, quản lý nề nếp học tập của sinh viên trên giảng đường và thực tập nghề nghiệp; - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa; - Phối hợp với các đơn vị chức năng quản lý sinh viên, lưu trữ hồ sơ, đánh giá kết quả học tập và điểm rèn luyện trong suốt quá trình đào tạo, xét khen thưởng, kỷ luật và đánh giá phân loại sinh viên ở cấp Khoa; - Phối hợp với phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên trong việc xét học bổng và các chế độ chính sách khác. 3.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa; 3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao. 4. Ngành đào tạo: Chuyên ngành Điêu khắcTạo hình 5. Chuẩn đầu ra: 5.1. Về kiến thức: - Có kiến thức khoa học cơ bản về nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác, kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật Điêu khắc. - Có hệ thống kiến thức về lý luận mỹ thuật và thực hành tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác. - Có trình độ và khả năng nghiên cứu mỹ thuật, sáng tác tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác. - Có kiến thức và khả năng sử dụng kết hợp các loại kỹ thuật chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại. - Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuật. - Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ. 5.2. Về kỹ năng: Kỹ năng cứng: - Có kỹ năng sử dụng thành thạo các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Điêu khắc. - Có kỹ năng chuyên sâu thể hiện các chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng, kim loại, gốm, compoisit, thạch cao, chất liêu tổng hợp. - Có kỹ năng sáng tác tượng đài, phù điêu hoành tráng, tượng đài và phù điêu công cộng, ngoài trời. - Có kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật phóng tượng, làm khuôn. - Có kỹ năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Điêu khắc. - Có kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc cơ khí, hàn, luyện kim để thể hiện tác phẩm. - Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành Điêu khắc và nghệ thuật tạo hình. - Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới. - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng. Kỹ năng mềm: - Có khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các công trình tượng đài, phù điêu hoành tráng hay các công trình điêu khắc ngoài trời, nơi công cộng. - Có kỹ năng quản lý hoạt động mỹ thuật. - Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng. - Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. - Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động mỹ thuật. 5.3. Về thái độ: - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức lao động, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của đơn vị sử dụng nhân lực; có trách nhiệm công dân đối với xã hội, có ý thức cộng đồng, tác phong công nghiệp. - Có thái độ cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp. - Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. - Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. 5.4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp: - Nhà điêu khắc sáng tác tác phẩm tượng tròn, phù điêu độc lập, nghiên cứu mỹ thuật. - Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. - Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật. - Phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo… Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật. 5.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: - Có đủ trình độ và khả năng chuyển đổi sang học các ngành gần như Hội họa, Đồ họa, Sư phạm mỹ thuật, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, Thiết kế đồ họa và các chuyên ngành của ngành Mỹ thuật ứng dụng. - Học tiếp ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. 6. Danh sách giảng viên ThS. Đoàn Văn Bằng, Trưởng khoa ThS. Lê Đình Bảo, Giảng viên ThS. Lê Lạng Lương, Giảng viên ThS. Nguyễn Ngọc Lâm, Giảng viên ThS. NCS Trần Quốc Thịnh, Giảng viên ThS.Khổng Đỗ Tuyền, Giảng viên ThS. Trần Trọng Tri, Giảng viên 7. Địa chỉ văn phòng khoa: Phòng 101, Nhà F, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm , TP. Hà Nội. 8. Trang facebook:https://www.facebook.com/profile.php?id=100064753504860