Tra cứu
Nhà trường  Cơ cấu tổ chức  Các Khoa đào tạo  Khoa sư phạm mỹ thuật

Khoa sư phạm mỹ thuật


1. Tên đơn vị:        Khoa Sư phạm Mỹ thuật
2. Địa chỉ:                              Điện thoại:
3. Fanpage:          
4. Danh sách cán bộ, giảng viên:
- ThS GVC  Chu Anh Phương    Phó Trưởng khoa
                                                     Phụ trách khoa
- ThS Trần Lưu Tuấn:              Giảng viên.
- ThS Trần Xuân Bình:             Giảng viên.
- ThS Mai Xuân Oanh:             Giảng viên.
- ThS Nguyễn ĐứcToàn:          Giảng viên.
- ThS Phạm Thị Thanh Vân:     Giảng viên.
- ThS Lưu Chí Hiếu:                   Giảng viên.
- ThS Lê Trần Anh Tuấn:           Giảng viên.
Giới thiệu dơn vị lich sử : Khoa Sư phạm Mỹ thuật trực thuộc Đại học Mỹ thuật Việt Nam.  Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
Khoa được thành lập vào năm 1998, liên tục tuyển sinh đào tạo các khóa sinh viên. Tới nay đã tuyển sinh được 26 khóa, cấp bằng tốt nghiệp cho 22 khóa.
Hình thành và phát triển trong môi trường đào tạo Mỹ thuật chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước, Khoa Sư phạm Mỹ thuật có đội ngũ giảng viên mạnh về chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề. Khoa có 8 giảng viên đều là thạc sỹ Mỹ thuật, trong đó có một giảng viên chính đang theo học trình độ tiến sĩ. Nhà trường luôn định hướng và tạo điều kiện tốt nhất để khoa nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của đại học Mỹ thuật Việt nam.
Cùng với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sinh viên của khoa được trau dồi chuyên môn Mỹ thuật, thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp tham gia các hoạt động Mỹ thuật do trường tổ chức. Trình độ chuyên môn khi tốt nghiệp vững vàng, giúp cho các em thực hiện tốt công tác giảng dạy tại các cấp học, các cơ sở đào tạo có chuyên ngành Mỹ thuật; tham dự các phong trào mỹ thuật đạt thành tích cao.
       5. Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của Khoa.
- Tổ chức triển khai thực hiên các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của Khoa.
-  Đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các trường nghệ thuật,văn hóa nghệ thuật... Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục, hệ thống những vấn đề lý luận sư phạm Mỹ thuật; sáng tác và tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật.
6. Nhiệm vụ:
   Công tác tổ chức:
-  Đề xuất, xây dựng cơ cấu tổ chức của Khoa.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ,chuyên môn cho giảng viên trong Khoa;
 -  Xây dựng kế hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa;
 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lỗi sống cho giảng viên và sinh viên  trong Khoa;
 -  Đề nghị khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại giảng viên trong Khoa.
     Công tác đào tạo:
  • Xây dựng lại chương trình đào tạo của nghành, chuyên nghành được Nhà trường giao nhiệm vụ;
  • Tổ chức xây dựng, phát triển các chương trình và đề án đào tạo;
  • Tổ chức nghiên cứu phương pháp giảng dậy, học tập;
  • Xây dựng và thực hiên phương pháp kểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, đm bảo chuẩn đầu ra của người học theo cam kết;
  • Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tổ chức đào tạo chính quy;
  • Tổ chức coi thi kết thúc học phần nghiên cứu và sáng tác;
  • Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thi cuối khóa;
  • Phối hợp với các phòng chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các cá  nhân và tổ chức trong và ngoài nước giúp phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác của giảng viên và sinh viên trong Khoa;
Công tác nghiên cứu khoa học:
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học cấp khoa cho giảng viên và sinh viên;
  • Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, sáng tác triển lãm cấp Khoa;
  • Phối hợp với các phòng chức năng trong việc thưc hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tác và triển lãm;
  • Đề xuất, giải pháp phối hợp thực hiện kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Quản lý sinh viên:
  • Theo dõi, quản lý nề nếp học tập của sinh viên trên giảng đường và thực tập nghề nghiệp;
  • Tổ chức hoạt động ngoại khóa;
  • Phối hợp với các đon vị chức năng quản lý sinh viên, lưu trữ hồ sơ, đánh giá kết quả học tập và điểm rèn luyện trong suốt quá trình đào tạo, xét khen thưởng, kỷ luật và đánh giá phân loại sinh viên ở cấp Khoa;
  • Phối hợp với các phòng Công tác sinh viên trong việc xét học bổng và chế độ chính sách khác.
     Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa;
     Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu giao.
  1. Chuẩn đầu ra
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc
an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo
quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Sư phạm Mỹ thuật phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
         Kiến thức
+ Có kiến thức cơ bản về mỹ thuật (Hình hoạ, Trang trí, Bố cục, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lịch sử mỹ thuật thế giới, Mỹ học, Mỹ thuật học, Giải phẫu tạo hình, Luật xa gần).
+ Có kiến thức cơ bản về ngành sư phạm mỹ thuật (Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học mỹ thuật và Phương pháp giảng dạy mỹ thuật).
+ Có kiến thức chuyên sâu về mỹ thuật tạo hình (có tư duy tạo hình, nắm vững kỹ thuật chất liệu sáng tác tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh lụa, tranh khắc gỗ…).
+ Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ giảng dạy mỹ thuật.
+ Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực mỹ thuật cũng như khoa học giáo dục để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
+  Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường
liên quan đến lĩnh vực sư phạm mỹ thuật.
   + Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, một số phần mềm đồ họa cơ bản để ứng dụng trong thực hành nghiệp vụ sư phạm mỹ thuật.
   +  Có kiến thức ngoại ngữ để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo ngành sư
phạm mỹ thuật.
          Kỹ năng
         -  Kỹ năng cứng
+  Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy mỹ thuật ở bậc tiểu học.
+  Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy mỹ thuật ở bậc phổ thông cơ sở.
+  Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy mỹ thuật ở bậc phổ thông trung
học.
+ Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy mỹ thuật ở các trường cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp.
+  Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy sư phạm mỹ thuật ở các học viện và các trường đại học.
+  Có kỹ năng lập kế hoạch, chương trình, bài giảng mỹ thuật.
+ Có kỹ năng quản lý, tổ chức các hoạt động dạy và học mỹ thuật.
+  Có kỹ năng thực hành sáng tác tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh bột màu, màu nước....
+  Có kỹ năng, phương pháp phân tích nội dung, hình thức, khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn của mỹ thuật; phân tích tác giả, tác phẩm, triển lãm, sự kiện mỹ thuật.
+  Có kỹ năng cơ bản để thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc ngành sư phạm mỹ thuật.
+ Có kỹ năng sử dụng tốt máy tính và một số thiết bị nghe nhìn phục vụ giảngdạy,
nghiên cứu khoa học và sáng tác.
          -  Kỹ năng mềm
+  Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết
và thực tiễn của ngành sư phạm mỹ thuật trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau.
+  Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.
+  Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
+  Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm
trong hoạt động dạy và học mỹ thuật.
+  Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng, tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.
+  Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành sư phạm mỹ thuật; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
           -  Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ ngành sư phạm mỹ thuật, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+  Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật thuộc ngành sư phạm mỹ thuật.
+ Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể để thực hiện nghiệp vụ sư phạm mỹ thuật.
+  Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn sư phạm mỹ thuật phù hợp với yêu cầu công tác.
8. Quy định về phân cấp:
9. Một số hình ảnh hoạt động của khoa: